Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vì sao Trung Quốc gửi lính đến châu Phi?
Trung Quốc tuyên bố sẽ gửi một tiểu đoàn 700 lính bộ binh để chi viện cho Nhiệm vụ của Liên Hiệp Quốc tại Nam Sudan (UNMISS).

 


Điều này khiến cho nhiều nhà bình luận hoài nghi. Tờ Foreign Policy cho rằng, Trung Quốc gửi lính gìn giữ hòa bình chỉ nhằm bảo vệ nền công nghiệp dầu mỏ. Tuy nhiên, lý do này bị cả UNMISS lẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ.

 

Hồ sơ quốc tế đang ngày một tăng của các công ty dầu mỏ Trung Quốc (NOC) và các lợi ích thương mại khác, đặc biệt là ở châu Phi, đã dấy lên những câu hỏi về việc liệu quy tắc không can thiệp từ lâu nay của Trung Quốc sẽ còn được giữ vững trong tương lai.

 

Lượng dầu nhập khẩu tăng đều đặn đã đáp ứng được nhu cầu năng lượng đang tăng tại Trung Quốc. Hiệp hội Thông tin Năng Lượng Mỹ đã thông báo rằng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới lần đầu tiên trong năm 2014. 

 

Kết quả là các NOC Trung Quốc đã trở thành đối tác quốc tế ở trên 40 quốc gia kể từ khi liên doanh với nước ngoài 2 thập kỉ trước. Một vài người quan sát đã chỉ trích những NOC này gần như là những gián điệp của chính phủ Trung Quốc và luôn tìm cách mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng một cách hung hăng.





 Những người lính có nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Trung Quốc.

 

Tuy nhiên, Cơ quan Năng lượng Quốc tế lại cho rằng các NOC này thực ra sở hữu sự độc lập và sử dụng chính sách thận trọng trong phương thức đầu tư của họ. Cơ quan Năng lượng Quốc tế sau đó kết luận rằng những công ty này đưa ra các quyết định về thị trường dầu mỏ dựa trên các vấn đề thương mại, chứ không phải do sự can thiệp chính trị.

 

Các NOC Trung Quốc đã chấp nhận mạo hiểm khi đầu tư vào khai thác dầu mỏ tại những nước chính trị bất ổn như Iran, Libya, Sudan, Nam Sudan và Venezuela. Các thị trường ổn định đều bị độc chiếm bởi các công ty dầu lớn từ phương Tây nên Trung Quốc bắt buộc phải chấp nhận các rủi ro. Mới đây nhất, những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh trong cuộc nội chiến năm 2012 ở Libya đã khiến Trung Quốc phải chịu thiệt hại khoảng 20 tỷ USD.

 

Trung Quốc đã buộc phải ngay lập tức tái huy động tàu chiến Từ Châu từ nhiệm vụ chống khủng bố quốc tế tại vịnh Aden, để sơ tán 35.860 công nhân Trung Quốc mắc kẹt tại Lybia. Tương tự, các công ty năng lượng và công nhân từ lâu đã phải đối mặt với mức độ rủi ro cao trong khi làm việc tại các nước đang phát triển như Ethiopia, Angola và Cameroon.

 


 Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc (trái) đến thăm và làm việc với người đồng cấp Ehiopia, ông Tedros Adhanom (phải), kêu gọi thỏa thuận ngừng bắn tại quốc gia này

 

Trong số 1 triệu người Trung Quốc đang làm việc ở nước ngoài, thì những công nhân ở Sudan và Nam Sudan luôn là mục tiêu của bọn bắt cóc trong những năm gần đây. Khi mà ngày càng nhiều người Trung Quốc sang nước ngoài du lịch và làm việc, việc bảo vệ họ vẫn sẽ tiếp tục là một thách thức đối với chính quyền Trung Quốc.

 

Ở Nam Sudan, lợi ích của Trung Quốc chủ yếu nằm trong ngành công nghiệp dầu khí. Các công ty dầu của Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ đang chiếm giữ những mỏ dầu ở Nam Sudan, và riêng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã kiểm soát 40% cổ phần của các công ty đó.

 

Nam Sudan đóng góp 5% tổng số dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc trước khi chiến tranh leo thang năm 2013, nhưng sản lượng đã giảm mạnh kể từ đó xuống chỉ còn khoảng 160.000 thùng/ngày, bằng 2/3 so với trước kia.

 

Bắt nguồn từ chính quyền nghèo nàn và nạn tham nhũng, căng thẳng với Khartoum, và tranh chấp chính trị, thêm vào đó là xung đột giáo phái và tranh cãi về giá thuê dầu, rất nhiều các hành động bạo lực tập trung tại những khu vực sản xuất dầu. Trung Quốc đã hợp tác ngoại giao với các nước phương Tây như Na uy, Vương Quốc Anh, và Mỹ để khôi phục ổn định, với vai trò là “trung gian hòa giải” kể từ khi xung đột nổ ra.

 


 Trẻ em chơi đùa tại trại tị nạn của LHQ tại Malakal, Nam Sudan

 

Tuy nhiên, đất nước này vẫn đối diện với nguy cơ xảy ra nội chiến, khiến số người chết liên tục tăng và hơn 1 triệu người đã phải đi sơ tán.

 

Mỹ, nước đang nhiệt tình trong vấn đề giúp đỡ Nam Sudan tiến tới độc lập, đã có vẻ trở nên thiếu hiệu quả hơn trong việc thương lượng với các phe tham chiến so với Trung Quốc. Bắc Kinh đã rất tích cực làm việc với các tác nhân quốc tế, khu vực và địa phương để đi đến giải pháp chính trị.

 

Đã có những hoài nghi nhằm vào Trung Quốc cho rằng nước này chỉ muốn bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu mỏ tại Nam Sudan, khi mà sản xuất dầu là động lực chính của nền kinh tế nước này,chiếm 98% doanh thu tài chính năm 2011. 

 

Phương Tây và Trung Quốc đã đạt được sựu đồng thuận chính trị hiếm hoi, nhằm hợp tác với nhau giải quyết xung đột tại Nam Sudan qua các kênh đa phương. Việc Trung Quốc tăng cường can thiệp vào Nam Sudan cũng là dễ hiểu trong bối cảnh rộng lớn hơn khi nước này xuất hiện như một tác nhân quốc tế muốn bảo vệ những lợi ích của nó – báo hiệu một sự thay đổi dần dần và dự báo những điều sắp xảy ra.

 


 Lính gìn giữ hòa bình thực hiện nhiệm vụ cứu trợ

 

Việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan của Trung Quốc được thúc đẩy bởi các NOC hay chính phủ trung ương có lẽ không quan trọng khi mà 700 người lính đã được đưa đến đây. 

 

Ông Yan Xuetong, Viện trưởng Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế đương đại thuộc ĐH Thanh Hoa, đã dự đoán sau vấn đề tại Libya thì Trung Quốc nên gánh vác nhiều trách nhiệm quốc tế hơn: “Chính phủ Trung Quốc hiểu rằng trách nhiệm quốc tế chủ yếu dựa vào những phản ứng chính trị đối với các cuộc khủng hoảng trên thế giới, nhất là các vấn đề an ninh”.

 

Trung Quốc đang trở thành một cường quốc và khi mà những lợi ích cũng như các công ty của nó mở rộng ra nước ngoài, nó sẽ tiếp tục sử dụng chính sách ngoại giao của mình trong những vấn đề mà trước kia Trung Quốc xem là nằm ngoài giới hạn.

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu về các vấn đề ngoại giao đã nêu rõ: “Cơ hội lớn nhất của chúng ta nằm ở sự phát triển đều đặn của Trung Quốc kéo theo sự tăng trưởng sức mạnh. Chúng ta nên cảnh giác đối với nhiều mối đe dọa và thách thức, khéo léo tháo gỡ những cuộc khủng hoảng tiềm tàng và biến chúng thành những cơ hội cho sự phát triển của Trung Quốc… Chúng ta nên thực hiện công tác ngoại giao với những đức tính nổi bật và tầm nhìn của người Trung Quốc”. 

 

Việc triển khai lính ở Nam Sudan là một bước tiến lớn nữa của Trung Quốc trên con đường tiến tới sự tham gia quốc tế mạnh mẽ hơn, điều được hivọng sẽ giúp ổn định tình hình trật tự thế giới.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)
    Mỹ-Saudi Arabia gần hoàn tất thỏa thuận về bình thường hóa quan hệ với Israel (29-04-2024)
    Ngoại trưởng Ai Cập: Chỉ có Mỹ mới có thể phá vỡ vòng xoáy bạo lực ở Gaza (29-04-2024)
    Đức bắt đầu xét xử vụ án âm mưu đảo chính bạo lực, tấn công Quốc hội (29-04-2024)
    Ukraine tuyên bố phá hủy hai đoàn tàu nằm sâu trong lãnh thổ Nga (29-04-2024)
    EU tuyên bố người châu Âu sẽ 'không hy sinh vì Donbass', nhưng khẳng dịnh hỗ trợ Kiev (29-04-2024)
    Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm? (27-04-2024)
    Mohamed Salah cãi nhau với Jurgen Klopp (27-04-2024)
    Australia công bố khoản viện trợ mới trị giá 100 triệu AUD cho Ukraine (27-04-2024)
    Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah (25-04-2024)
    Nga cảnh báo đanh thép nếu NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan (25-04-2024)
    Khả năng Nga giành được pháo đài phòng thủ Chasiv Yar của Ukraine (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao hai nước Nga - Bắc Triều Tiên xích lại gần nhau? (05-12-2014)
    Chiến tranh khí đốt giữa Nga và châu Âu bắt đầu! (05-12-2014)
    Mỹ như tuyên bố "Chiến tranh Lạnh" lần hai với Nga (05-12-2014)
    Mã Anh Cửu và những ngày sóng gió sắp tới ở Đài Loan (05-12-2014)
    Sốc với lời kêu gọi quân đội của Chủ tịch Trung Quốc  (05-12-2014)
    Giải mã thông điệp của Putin? (05-12-2014)
    Những động thái đáng quan tâm (05-12-2014)
    Vì sao ông Obama khen Tập Cận Bình, chê Putin? (04-12-2014)
    Trung Quốc mưu chiếm nguồn vàng đen châu Phi (04-12-2014)
    Đằng sau lí do "ra đi" của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (04-12-2014)
    Trung Quốc cảnh cáo khi Triều Tiên lạnh nhạt, xích gần Nga (04-12-2014)
    Hungary ngả về Nga, Mỹ tức tối ra mặt (04-12-2014)
    Bà Merkel "vật lộn" trong vụ trừng phạt Nga (04-12-2014)
    Sẽ còn nhiều Ukraina khác nữa? (03-12-2014)
    Phương Tây đau đớn với "chiến thắng" trước Nga (03-12-2014)
    Ấn Độ ‘tái xây dựng’ hải quân chống tàu ngầm Trung Quốc (03-12-2014)
    Mỹ đứng nhìn Nga - châu Âu ngầm đòn trừng phạt? (03-12-2014)
    Vì sao Phương Tây chùn tay trước Nga? (01-12-2014)
    Thủ lĩnh biểu tình Hồng Kông tuyệt thực, Anh-TQ căng thẳng (01-12-2014)
    Nga hủy dự án cung cấp khí đốt cho châu Âu (01-12-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152814837.